Chúng tôi chắc chắn rằng, trong quá trình sử dụng bộ dàn karaoke rất nhiều người đã gặp tình trạng tiếng hú phát ra nghe rất chói tai và khó chịu. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được giải quyết nếu bạn biết cách chỉnh amply karaoke. Bài viết hôm nay, Enida Electronics sẽ chia sẻ đến bạn các cách chỉnh amply karaoke không bị hú vô cùng hiệu quả. Cùng tìm hiểu nào.
1. Tìm hiểu nguyên nhân khiến amply karaoke bị hú
Trước khi chia sẻ đến bạn cách chỉnh amply karaoke không bị hú thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân khiến amply karaoke bị hú.
Vậy amply karaoke bị hú vì đâu? Trước hết để có thể khắc phục được tình trạng amply bị hú thì phải biết rõ nguyên nhân từ đâu. Nguyên chính chính gây ra tình trạng amply karaoke bị hú là do sự cộng hưởng âm thanh từ trong phòng hát. Âm thanh từ loa phát tra lại được thu vào Micro tạo nên vòng lặp vô tận, gây ra hú, rít. Thông thường micro karaoke thường được chỉnh với độ vang nhất định để giọng ca mượt mà và dễ hát hơn, chính độ vang này (những âm thanh lặp lại và trễ so với âm thanh gốc) gây ra vòng lặp từ loa tới micro. Để can thiệp vào tiếng hú, rít ta can thiệp chính vào các thông số của bộ vang với các nút: ECHO (Âm lượng của âm thanh lặp lại), DLY (Delay – độ trễ giữa các lần lặp lại), RPT (Repeat: số lần lặp lại).
2. Cách chỉnh amply không bị hú khi hát karaoke
Để có thể cải thiện được tình trạng amply karaoke không bị hú thì bạn cần tham khảo cách điều chỉnh sau:
● Bước 1: Tắt amply
● Bước 2: Bạn cần điều chỉnh volume âm nhạc (music) về mức thấp nhất. Sau đó cắm lại micro vào đúng vị trí ổ cắm.
● Bước 3: Điều chỉnh volume hàng Micro và Master tổng, cùng với các núm khác như BALANCE, RPT (Repeat), ECHO (Vang), DLY (Delay), LO (Low), HI (High) và MID (Midium) tới vị trí Normal hoặc tới vạch giữa.
● Bước 4: Sau khi điều chỉnh xong, bạn hãy bật nguồn amply karaoke.
● Bước 5: Thử nghiệm Micro, tùy thuộc vào từng không gian phòng hát, bạn sẽ điều chỉnh thay đổi RPT, ECHO và DLY cho phù hợp. Bằng cách, điều chỉnh núm volume từ trái sang phải với khoảng 10° đến 15° hoặc điều chỉnh khi giọng nói ở micro không còn vang nữa.
● Bước 6: Tùy thuộc vào giọng hát của từng người mà điều chỉnh âm tép, âm trầm cho phù hợp. Bạn vặn núm volume LO của Micro sang phía bên trái với khoảng 10° đến 90°.
● Bước 7: Điều chỉnh phần volume music cho phù hợp với âm thanh, sao cho tiếng nhạc không được vượt quá âm micro.
3. Lưu ý khi chỉnh amply karaoke
Khi điều chỉnh amply karaoke thì không nên vặn các nút MIC, MASTER và ECHO quá vị trí giữa hay còn gọi vị trí Normal. Mà nên điều chỉnh các nút vặn theo tiêu chuẩn từ 10° đến 90°. Nếu bạn điều chỉnh các nút vặn quá mức thì tình trạng amply bị hú sẽ tăng lên và diễn ra sâu hơn.
Ngoài ra, để có thể dứt điểm tình trạng amply bị hú thì bạn hãy lựa chọn những dòng sản phẩm amply karaoke loại tốt, cao cấp chất lượng trên thị trường. Ví dụ như amply karaoke California hay amply karaoke Jarguar Suhyong …Bên cạnh đó, bạn cũng nên chọn micro có dây hoặc không dây loại tốt nhất với thương hiệu uy tín để tránh tình trạng cộng hưởng âm, bởi nó có cảm biến tự ngắt.
© Bản quyền thuộc về Enida.vn | Cung cấp bởi MinhDuongADS.Com